Nuôi dạy trẻ là cả một quá trình. Bạn cần dạy cho trẻ những điều cần thiết nhất, phù hợp với trẻ nhất với lứa tuổi của trẻ. Chính vì vậy nó gây không ít khó khăn cho các ông bố bà mẹ, đặc biệt những người lần đầu làm bố mẹ. Vậy để nuôi dạy con tốt bạn nên dựa vào những điều dưới đây.
3 điều cơ bản cần nhớ khi dạy cho trẻ:
5 tiêu chuẩn để đánh giá một đứa trẻ tốt để bạn biết nên dạy cho trẻ những gì:
– Nuôi dưỡng trẻ thành một người biết coi trọng bản thân, tôn trọng người khác và đồng thời biết suy nghĩ đến lập trường của người khác
– Là người mang một suy nghĩ rằng không chỉ luôn phấn đấu để bản thân mình tốt hơn mà còn biết giúp đỡ những người khác cũng tốt hơn lên.
– Luôn mang tính sáng tạo.
– Mang năng lực chỉ huy và kéo người khác cùng cố gắng theo mình.
– Biết hiệp lực với mọi người và luôn có tinh thần hợp tác, tính cộng đồng, tính xã hội.
Hãy nắm bắt đúng những tín hiệu mà trẻ muốn truyền đạt ở giai đoạn trẻ chưa biết nói. Ví dụ khi trẻ khóc vì đói mà ta không cho trẻ ăn thì về sau trẻ sẽ ngầm hiểu rằng tín hiệu đó đã không được ta chấp nhận, từ sau trẻ sẽ không còn phát ra tín hiệu nữa mà sau này có khuynh hướng bất mãn.
Sau khi sinh đến 8 tháng tuổi là giai đoạn trẻ cần tình thương và sự gắn bó với cha mẹ nhất nên thời kì này hãy luôn âu yếm, ôm ấp trẻ để trẻ cảm nhận tình thương.
Khi có thêm em bé cũng đừng quên dành sự quan tâm và những yêu thương cho đứa lớn.
Ví dụ khi đang thay tã cho đứa bé mà đứa lớn mè nheo thì hãy ưu tiên đứa lớn trước, vỗ về và đáp ứng yêu cầu của đứa lớn. Đó là cách giúp đứa lớn cảm nhận nó vẫn luôn được yêu thương, từ đó dần dần ta sẽ trò chuyện và nhờ đứa lớn trông em…nó sẽ yêu em hơn, muốn chơi với em và bảo vệ cho em.
Khi trẻ từ 1-3 tuổi:
– Khi trẻ 0 tuổi thì vô cùng nghiêm khắc nhưng khi trẻ qua 3 tuổi thì nên nới lỏng những nghiêm khắc ra.
– Khi dạy cho trẻ cần ở cha mẹ những đức tính sau: Nhẫn nại, chấp nhận là dù trẻ không thông minh như con nhà hàng xóm hay không như mình nghĩ thì hãy vẫn yêu thương, và đừng cự tuyệt là khi trẻ muốn trò chuyện thì hãy luôn lắng nghe, đừng kì vọng quá nhiều, đừng giữ và chăm sóc trẻ quá kĩ.
– Muốn trẻ vào nền nếp và biết nghe lời từ khi còn nhỏ thì đừng bao giờ tạo ra ngoại lệ. Ví dụ: quy định mỗi ngày 9 giờ đi ngủ thì dù là ngày Tết hay có đám giỗ có nhiều người đông vui cũng hãy bắt trẻ tuân thủ đúng giờ đó. Khi đó cha, mẹ hãy nằm bên và đọc truyện, vỗ về cho trẻ ngủ.
Những điều cơ bản nuôi dạy cho trẻ bao gồm:
– Sức khỏe cá nhân: Tự bản thân có thể chăm sóc những vệ sinh cá nhân như: tự ăn, đi tiểu, mặc quần áo, giữ vệ sinh khi chơi, bảo vệ mình khỏi nguy hiểm.
Khi trẻ mặc quần áo dù nó mặc trái, mặc ngược thì cũng không được can thiệp vào mà hãy để trẻ tự nhận ra mình mặc trái và tự sửa. Trẻ tự chọn quần áo dù ta không thích thì hãy cứ chấp nhận vì nếu ta phản đối là làm thui chột khả năng sáng tạo của trẻ.
– Đạo đức và tinh thần: nhẫn nại (gaman), thân thiện, trung thực, nghe lời, cảm ơn.
– Tính cộng đồng, giao tiếp xã hội và đạo đức xã hội: tinh thần trách nhiệm, ham muốn và yêu lao động, đối nhân xử thế, tri thức ngôn ngữ để giao tiếp, đạo đức.
Xem tiếp “Chương 4: Nuôi dưỡng trí tuệ và tư duy cơ bản của trẻ.“
Nguồn: Cộng đồng người Việt sống và làm việc tại Nhật.