Giấc ngủ điển hình ở tuổi này
Hầu hết bé ở giai đoạn 18-24 tháng tuổi đều cần ngủ 11-14 giờ một ngày, bao gồm 1-3 giờ ngủ trưa. Một số bé sẽ ngủ trưa ít hơn khi lên 2 tuổi.
Hình thành thói quen ngủ cho bé
Dạy bé tự ngủ. Ở độ tuổi này, bé cần tự đi ngủ mà không cần ai dỗ dành, ru ngủ. Bé sẽ học cách tự ngủ nhờ những dấu hiệu bên ngoài, và bé cũng dễ dàng quay trở lại giấc ngủ khi thức giấc vào nửa đêm và khi không có bạn cạnh bên.
Nói về giấc ngủ của bé vào ban đêm ở độ tuổi này, tôi muốn đưa ra một ví dụ cho bạn. Giả sử bạn ngủ vào lúc này, và bạn có thói quen kê gối khi ngủ, đột nhiên, nửa đêm bạn thức dậy vì gối đã biến mất, khi đó bạn sẽ suy nghĩ về việc tại sao chiếc gối của bạn lại biến mất trong khi bạn ngủ.
Tương tự như bé, nếu bé đang ngủ say vào buổi tối, và bỗng dưng nghe tiếng nhạc, bé sẽ hốt hoảng chuyện gì đang xảy ra và bé sẽ thức giấc nhưng lại không nghe thấy tiếng nhạc nữa, và bé sẽ tò mò và rất khó để quay lại giấc ngủ.
Để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, hãy cho bé lên giường đi ngủ khi bé vừa mới thiếp đi, nhưng vẫn còn mơ màng, như thế bé có thể tự ngủ. Nếu bạn không chú trọng đến việc hình thành thói quen ngủ cho bé, hãy bắt đầu ngay từ bây giờ trước khi cho bé ngủ một mình trên giường.
Khi bé đã được một tuổi, các chuyên gia khuyên bạn nên cho bé ngủ với búp bê, chăn, đồ chơi mềm mại để bé cảm thấy thích thú khi ngủ hơn, và thậm chí bé sẽ thấy thoải mái hơn.
Cho bé lựa chọn
Bé ở giai đoạn này bắt đầu có những ý tưởng về sự độc lập, và không muốn bị kiểm soát quá nhiều trong thế giới ngây ngô của chúng. Vì vậy, bạn hãy cho bé lựa chọn trước khi ngủ, như vậy bé sẽ dễ dàng đi ngủ hơn. Sau đây dạy con kiểu nhật sẽ giải thích cho bạn lựa chọn đó là gì. Ví dụ, trước khi đi ngủ, bạn hãy hỏi bé “ Con muốn nghe truyện này hay truyện này trước khi ngủ?” hoặc “ Con muốn thay bộ đồ này hay bộ đồ kia trước khi ngủ?”. Bé sẽ đưa ra quyết định và điều này làm bé thích thú và dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.
Nhưng các mẹ nên nhớ là chỉ nên đưa ra 2 sự lựa chọn, quá nhiều sự lựa chọn thì bé sẽ rất dây dưa và rất khó khăn cho các bạn. Ví dụ, “ Con muốn đi ngủ bây giờ hay 5 phút nữa?”, chắc chắn bé sẽ đưa ra lựa chọn. Nhưng tuyệt đối bạn không dễ dãi với bé “ 5 phút nữa có nghĩa là sau 5 phút đó bé sẽ đi ngủ”. Nếu bé không nghe lời, bạn nên nói chuyện nhẹ nhàng với bé, không la hét, quát mắng bé.
Khó khăn của bạn
Bạn sẽ phải đối mặt với nhiều rào cản trong giấc ngủ của bé ở độ tuổi này vì bé sợ ngủ một mình, bé cũng dễ bị mộng du, chưa kể là bé cũng hay gặp ác mộng và mắc chứng kinh sợ ban đêm ở độ tuổi này.
Nhóm tuổi này đặc biệt có nhiều thách thức: Từ 18 đến 24 tháng tuổi, một vài bé có thể trèo ra khỏi giường nôi, và dễ gặp nguy hiểm.
Nhưng bạn hãy lưu ý một điều là, bé có thể ra khỏi giường nôi, không có nghĩa là bé đã có thể ngủ trên giường. Cố gắng giữ cho bé an toàn trong giường nôi với những bí quyết sau từ các chuyên gia:
Hạ thấp nệm. Nếu bạn hạ thấp nệm trong giường nôi xuống mức thấp nhất, bé sẽ không thể leo ra ngoài ( tuy nhiên, điều này chỉ có tác dụng tạm thời, về lâu dài thì không được.)
Không để bất cứ thứ gì trong giường nôi. Cách an toàn nhất là không để đồ chơi và bất cứ thứ gì trong nôi cả, vì bé có thể sử dụng những thứ này để leo ra ngoài.
Phản ứng thích hợp khi bé leo ra ngoài. Nếu bé đang cố gắng leo ra khỏi giường nôi và bạn ngay lập tức phản ánh bằng cách chú ý nhiều hơn đến bé và đặt bé vào giường lại, bé sẽ tiếp tục hành động này. Những lúc như vậy, bạn hãy bình tỉnh, cứng rắn nói với bé rằng bé không được leo ra ngoài nữa, và đặt bé vào lại trong giường. Bé sẽ nhanh chóng hiểu được ý của bạn.
Liên tục theo dõi bé. Xem chừng bé cũng phải có nghệ thuật. Hãy đứng ở một góc nào đó và dõi theo bé, nhưng không được để bé nhìn thấy bạn. Nếu bé cố gắng trèo ra, ngay lập tức bảo bé quay trở lại. Giữ bình tĩnh và hạn chế tương tác nhiều nhất có thể, vì vậy bé sẽ không nghĩ đây là trò chơi của bạn. Vài lần như thế này là bé sẽ ngoan ngoãn ở lại trong giường nôi.
Tạo ra môi trường an toàn cho bé. Nếu bạn không thể ngăn chặn bé trèo ra khỏi giường nôi, bạn hãy để bé ra ngoài nhưng tạo ra một môi trường an toàn cho bé. Đặt gối và các miếng lót xung quanh sàn, xung quanh giường nôi và để đồ chơi và những vật khác trong tầm với của bé.
Nếu bạn có thắc mắc gì hay muốn chia sẻ bất cứ điều gì, hãy để lại bình luận bên dưới nhé, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn.
Dạy con kiểu Nhật chúc bé nhanh ăn, chóng lớn, gia đình vui vẻ nhé
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)