Kỹ năng tự bảo vệ bản thân có thể nói là kỹ năng cần thiết nhất mà các bậc bố mẹ cần dạy trẻ.
Một trong những mối quan tâm hàng đầu của các bậc cha mẹ là sự an toàn của con cái khi tiếp xúc với người lạ. Chắc chắn là không ai muốn biến con mình thành một kẻ luôn xa lánh mọi người chỉ vì bị ám ảnh bởi những vụ giết người, bắt cóc, hiếp dâm…
Khi con bạn đến tuổi đi học, bé không cần phải biết quá chi tiết về những mối đe dọa bên ngoài và cũng không nên biến chúng thành những cơn ác mộng của bé. Tuy nhiên, có một kỹ năng cơ bản bạn nhất thiết phải dạy bé là kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách bé cần cho bố mẹ biết chính xác bé đang ở đâu tại mọi thời điểm.
Và bạn phải đảm bảo rằng con của bạn hiểu và tuyệt đối không phá vỡ quy tắc này. Dù bé muốn sang nhà hàng xóm hay chạy chơi trong sân thì người đầu tiên bé bắt buộc phải xin phép chính là bạn. Quy tắc này hết sức đơn giản nhưng nếu thực hiện nghiêm túc, bé sẽ luôn giữ được khoảng cách an toàn với người lạ.
Dạy bé kỹ năng tự bảo vệ bản thân là điều vô cùng quan trọng. Ảnh: Babycenter
Có rất nhiều bố mẹ đã dạy con không được nói chuyện với người lạ và cho rằng như vậy là an toàn tuyệt đối. Lời dạy này không hẳn là không có thực tế nhưng lại là cách quá cực đoan và đôi khi có thể phản tác dụng. Hãy thử tưởng tượng một ngày nào đó, bé bị lạc, bạn không có ở đó, nếu không có sự giúp đỡ từ một người xa lạ liệu bé có được an toàn?
Để bảo vệ con trước những nguy hiểm, trước tiên bạn phải giúp bé hiểu rõ ý nghĩa của từ “người lạ” mà bạn sử dụng. Một người lạ không phải là:
Bé cần hiểu một người lạ là bất cứ ai mà bạn đã không giới thiệu với bé. Sau khi bạn đã giới thiệu ai đó với bé, người đó sẽ không còn là một người xa lạ.
Quay lại giả thuyết trẻ bị lạc và bạn không có ở đó, bé sẽ buộc phải nhận sự giúp đỡ từ người lạ. Vì vậy, nếu bạn cấm bé nói chuyện với người lạ, bạn đã đẩy bé vào tình thế khá khó khăn rồi đó.
Làm sao để dạy bé biết hỏi ai? Hãy thử tập tình huống với con để bé biết cách phản ứng khi rơi vào trường hợp bị lạc, việc đầu tiên bé cần phải làm là tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người mặc đồng phục. Với trẻ 4-5 tuổi đã có thể phân biệt được sự khác nhau giữa một bộ đồng phục và thường phục. Vì vậy, khi có cơ hội hãy hướng dẫn cho bé nhận biết những người mặc đồng phục như một chú công an, bác bảo vệ, một cô thu ngân hay một chú bồi bàn…đều có thể nói chuyện nếu bé bị lạc.
Dạy bé kỹ năng tự bảo vệ bản thân bằng cách hướng dẫn cho bé nhận biết những người mặc đồng phục. Ảnh: Wikipedia
Theo các chuyên gia, trẻ lên ba nên nhớ được ít nhất là tên đầy đủ của mình hoặc bố mẹ. Hơn ba tuổi, bé đã có thể nhớ được địa chỉ nhà và bốn tuổi bé đã có thể nhớ được số điện thoại của bố mẹ. Bởi vậy, bạn dạy bé thuộc số điện thoại và địa chỉ nhà càng sớm thì độ nguy hiểm với bé sẽ càng giảm khi có việc nguy cấp.
Bạn dạy bé thuộc số điện thoại và địa chỉ nhà càng sớm thì độ nguy hiểm với bé sẽ càng giảm khi có việc nguy cấp. Ảnh: Todaysparent
Nếu trẻ ghi nhớ quy tắc này dù trong hoàn cảnh bạn không đến đón bé đúng giờ, ai đó nhờ bé làm những việc lạ hay bé bị lạc, con bạn vẫn sẽ luôn an toàn. Để rèn luyện cho trẻ những kỹ năng này, bạn nên thường xuyên nhắc nhở hoặc diễn tập các tình huống để giúp con hiểu cách ứng phó trong mọi hoàn cảnh. Khi đưa ra các tình huống giả lập này, bạn nên hỏi ý kiến của bé trước, nếu bé xử lý đúng hãy khen bé và đề nghị bé làm đúng như vậy nếu tình huống thật xảy ra. Còn nếu bé không biết xử lý hoặc xử lý sai hãy giải thích cho bé hiểu và dạy bé cách xử lý đúng nhất.
Để trẻ có kỹ năng tự bảo vệ bản thân, bố mẹ có thể giúp con hình thành nên thói quen tích cực, có được kiến thức cần thiết làm chủ hoàn cảnh, môi trường khác nhau. Dạy con cách ứng xử trước người lạ vừa giúp con tự bảo vệ mình, vừa giúp con sống tự tin, bản lĩnh và có thế giới quan tích cực.
Nguồn: Familyeducation
Vui lòng chọn ngày sinh(*)
Vui lòng chọn giới tính(*)
Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)
Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)