Trẻ bị sốt xuất huyết và những điều mẹ phải biết để chăm sóc

bap
1142

Trẻ bị sốt xuất huyết được xem là bệnh phổ biến và nguy hiểm, vì bệnh được gây ra bởi virus Dengue truyền từ muỗi vằn sang người. Với loại sốt này, trẻ sẽ phải hứng chịu những cơn đau, xuất huyết, thậm chí là tử vong nếu không phát hiện kịp thời. Do đó, mẹ nên tìm hiểu ngay về bệnh sốt xuất huyết này để có thể giải quyết nhanh chóng tình trạng của trẻ. 

1. Trẻ bị sốt xuất huyết có biểu hiện gì?

dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết

Nóng sốt là một trong những dấu hiệu trẻ bị sốt xuất huyết – Nguồn: Sitaram bhatia

Những diễn biến từ sốt xuất huyết ở trẻ rất phức tạp và có khả năng gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không phát hiện để điều trị kịp thời. Khi trẻ mắc phải loại sốt này thường sẽ phải trải qua 3 giai đoạn gồm: 

  • Bắt đầu phát sốt
  • Giai đoạn bệnh phát triển 
  • Giai đoạn hồi phục sức đề kháng

1.1. Bắt đầu phát sốt 

Khi virus tấn công vào cơ thể qua đường muỗi vằn chích, thì trẻ sẽ có dấu hiệu nóng, sốt đột ngột đến 39 độ C và kèm theo những biến chứng khác như: 

  • Đau đầu
  • Chán ăn
  • Nôn mửa
  • Xuất huyết dưới da
  • Hốc mắt bị đau 
  • Xương cốt đau nhức
  • Xuất huyết ở nhiều bộ phận như chân răng, mũi
  • Phát ban đỏ

Để rõ ràng hơn mẹ có thể cho con xét nghiệm máu để xác định được trẻ bị sốt xuất huyết hay không. Nhưng thông thường, kết quả trả về sẽ không chính xác 100%, vì lượng hồng cầu (Hematocrit) không biến đổi nhiều trong thời kỳ này. Vì thế mẹ phải theo dõi con sát sao nhé.

1.2. Giai đoạn bệnh phát triển

Đây là giai đoạn căng thẳng và nguy hiểm cho các bé nếu không được điều trị, chăm sóc đúng cách. Từ những cơn sốt khởi phát, bệnh sẽ được bộc phát mạnh sau đó 3-7 ngày, tình trạng nóng sốt sẽ giảm hoặc không. Khi trẻ ở dạng sốt nhẹ sẽ có biểu hiện sau:

  • Bụng trẻ phình to từ 24-48 giờ, vì huyết tương trong máu thoát ra quá nhiều.
  • Cảm thấy đau ngực khi đổi tư thế nằm, ngồi, kèm theo khó thở.
  • Vùng hạ sườn phải hoặc thượng vị cảm giác đau, vì ảnh hưởng từ gan.
  • Cơ thể uể oải, lờ đờ, huyết áp không ổn định, da ẩm lạnh và ít tiểu.

Nếu trẻ bị nặng hơn từ virus Dengue tấn công sẽ có những dấu hiệu nguy hiểm như:

  • Xuất huyết dưới da với các nốt đỏ hay vết bầm tím ở những vị trị cánh tay, bụng, đùi hoặc cẳng chân,..
  • Xuất huyết niêm mạc gồm chảy máu mũi, chảy máu chân răng, đi tiểu ra máu.
  • Xuất huyết bên trong từ các bộ phận não, hệ tiêu hóa và phổi như nôn mửa ra máu, ho kèm theo máu,…

Ngoài ra, trong một vài tình huống, trẻ bị sốt xuất huyết có thể dẫn đến viêm gan, viêm não, thậm chí cơ tim ảnh hưởng, những biến chứng này thường do bệnh không bộc phát rõ ràng mà ra. Vì vậy, vào giai đoạn sốt, mẹ hãy đưa con đi khám, xét nghiệm tại bệnh viện để được chẩn đoán, cũng như điều trị kịp thời.

1.3. Giai đoạn hồi phục sức đề kháng

Sau khi đã được chẩn đoán và điều trị không để lại biến chứng, trẻ bị sốt xuất huyết sẽ dần phục hồi trong 48-72 tiếng. Lúc này, trẻ sẽ có dấu hiệu hết sốt, thèm ăn uống, huyết áp trở lại bình thường, đi tiểu nhiều hơn.

Hơn nữa, mẹ phải hết sức lưu ý, vì vào ban đầu khởi phát của bệnh sốt xuất huyết có phần giống với những loại sốt khác như sốt rét, thương hàn. Nên khi bắt gặp trẻ bị sốt kèm theo triệu chứng như giai đoạn đầu ở trên, thì hãy đưa đi xét nghiệm ngay nhé.

2. Trẻ bị sốt xuất huyết nên làm gì?

Trẻ bị sốt xuất huyết phải làm sao? Đây là vấn đề thắc mắc của nhiều mẹ, khi con có những dấu hiệu sốt xuất huyết kể trên. Vậy nên, trong phần này, Dayconkieunhat sẽ giúp các mẹ một tay với những kiến thức khoa học để trẻ bị sốt xuất huyết mau khỏi hơn.

nên đưa trẻ bị sốt xuất huyết đến bệnh viện thăm khám

Đưa trẻ đến bệnh viện khi bị sốt xuất huyết là lựa chọn an toàn – Nguồn: Momjunction

Trong lúc điều trị sốt xuất huyết cho trẻ, thì việc đầu tiên mẹ cần làm là đưa con đến bệnh viện, phòng khám chuyên khoa để được xét nghiệm chẩn đoán từ bác sĩ ngay. Nếu tình trạng chỉ mới bắt đầu, các bé thông thường được bác sĩ cho điều trị tại nhà, cũng như đặt lịch tái khám. Vì vậy mẹ nên lưu ý một số chú ý khi điều trị trẻ bị sốt xuất huyết tại nhà như sau:

  • Trong quá trình điều trị, khi trẻ sốt từ 39 độ trở lên, mẹ có thể sử dụng paracetamol (một loại thuốc hạ sốt phổ biến), cho con mặc đồ thoáng mát, dùng khăn ấm lau sơ người. Lưu ý thêm, mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng thuốc và tuyệt đối không cho con dùng aspirin hay ibuprofen vì sẽ gây ra xuất huyết. 
  • Uống nhiều nước là cách hiệu quả để giúp trẻ mau chóng lành bệnh hoặc cấp nước bằng oresol chứa nhiều điện giải cho cơ thể phục hồi. Hay sử dụng trái cây ép như chanh, cam bổ sung vitamin C cho trẻ mau khỏi hơn. 
  • Nên cho con dung nạp các loại thực phẩm mềm như cháo pha muối loãng, ăn trong nhiều bữa thay vì 3 bữa như bình thường. Thêm nữa, mẹ không được cho con sử dụng những nước uống phẩm màu, nước đá không tốt cho hệ tiêu hóa đang yếu của bé. 
  • Hãy tích cực cho con nghỉ ngơi nhiều hơn trong giai đoạn này, tránh vận động cơ thể nhiều quá. 
  • Khi con không thể nạp thức ăn, nước bằng đường miệng và có tình trạng nôn mửa nhiều, thì nên đưa đến trạm y tế hoặc bệnh viện để theo dõi nhé. 

Tuy nhiên, nếu việc điều trị tại nhà có những diễn biến xấu như xuất huyết, mẹ phải cho con đi bệnh viện để bác sĩ khám, theo dõi, cũng như tăng liều lượng thuốc nếu cần. 

3. Trẻ bị sốt xuất huyết nên ăn gì?

trẻ bị sốt xuất huyết nên cho ăn gì?

Trái cây là một trong những nguồn dinh dưỡng giúp trẻ bị sốt xuất huyết mau hồi phục – Nguồn: NDTV food

Việc chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết là vô quan trọng, dinh dưỡng cũng đóng vai trò thiết yếu giúp con mau khỏi bệnh. Cho nên, mẹ hãy tìm hiểu những loại thực phẩm dưới đây cho con. 

  • Các loại cháo, súp: đây là những thực phẩm chứa nhiều nước, rất cần thiết để cơ thể lấy lại năng lượng nhanh chóng. Hơn nữa, loại thực phẩm này còn giúp bé dễ nuốt cũng như tiêu hóa nhanh hơn. 
  • Rau củ: cung cấp chất xơ cũng rất quan trọng để giúp con đào thải chất độc trong cơ thể, vì thế mẹ nên cho trẻ ăn nhiều loại rau củ như súp lơ (nhiều vitamin K tái tạo tiểu cầu), cải bó xôi (nhiều omega-3, sắt tăng sinh miễn dịch, và tiểu cầu), bí đỏ (nhiều vitamin A tăng lượng tiểu cầu, và protein trong cơ thể). 
  • Trái cây: các loại vitamin từ trái cây sẽ giúp trẻ bị xuất huyết mau khỏi hơn. Chẳng hạn như đu đủ hỗ trợ bệnh nhi sốt xuất huyết đỡ mệt mỏi hay những loại quả giàu vitamin C như bưởi, cam, quýt, ổi nhằm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Để hạ sốt cho con, mẹ có thể sử dụng dưa gang – một loại quả nhiều khoáng chất và nước có tác dụng thanh nhiệt rất hữu ích khi trẻ bị sốt xuất huyết. 
  • Bổ sung protein: protein từ các thực phẩm như trứng, sữa, phô mai, cá, thịt là dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ tăng sức đề kháng mạnh mẽ chống chọi với virus gây bệnh sốt xuất huyết. 

Với 4 nhóm thực phẩm này, mẹ có thể biến tấu, tạo ra một thực đơn chăm sóc trẻ bị sốt xuất huyết được phục hồi nhanh hơn. 

Trên đây là những thông tin hữu ích giải quyết vấn đề trẻ bị sốt xuất huyết, mà các mẹ có thể tham khảo và tận dụng khi thấy con có dấu hiệu liên quan đến bệnh. Nhưng dù có được kiến thức chăm sóc hữu hiệu, thì việc đưa con đến bác sĩ phải được ưu tiên mẹ nhé. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

Tags: Điều trị sốt xuất huyết, Sốt xuất huyết ở trẻ, Trẻ bị sốt xuất huyết, trẻ sốt,

công thức ăn dặm

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Tìm kiếm theo độ tuổi của bé
,Các loại món ăn cho bé
Mục đích
Tìm kiếm theo nguyên liệu

(*) Vui lòng nhập từ khóa tìm kiếm

Review

Bình sữa rảnh tay là gì? Những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Bình sữa rảnh tay là gì? Những điều mẹ cần biết khi mua cho bé

Gần đây, nhiều mẹ bỉm sữa hay hỏi mình...
Có nên mua bình sữa Avent cho bé không?

Có nên mua bình sữa Avent cho bé không?

Bình sữa Avent đang được nhiều mẹ quan tâm,...
[Review] Bình sữa Bebu có tốt không cho bé sử dụng?

[Review] Bình sữa Bebu có tốt không cho bé sử dụng?

Nhiều mẹ lo ngại khi mua sản phẩm thương...
Review bình sữa Wesser có tốt cho bé sử dụng không

Review bình sữa Wesser có tốt cho bé sử dụng không

Bình sữa Wesser là thương hiệu quá quen thuộc...

Được quan tâm nhất

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Gọi sữa về nhanh chóng với 10 mẹo vô cùng đơn giản

Các mẹ đang rất lo lắng khi lần đầu...
Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Cách dạy bé vẽ con vật siêu đơn giản (Phần 1)

Phụ huynh cứ luôn lo lắng mỗi khi nhắc...
15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

15 trò chơi cho bé 2 tuổi giúp phát triển trí thông minh

Trẻ nhỏ rất thích chơi đùa, khám phá thế...
Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Những loại thuốc canxi tốt nhất cho bé

Canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng...

Bài mới nhất

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng ở trẻ sơ sinh nguy hiểm như thế nào?

Nhiễm trùng sơ sinh là khái niệm để chỉ...
Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Trẻ đi ngoài phân sống có nên lo lắng không?

Với một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, thức ăn...
Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Cách xử trí khi trẻ bị rối loạn tiêu hoá

Rối loạn tiêu hóa là hội chứng được tạo...
Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Dấu hiệu nhận biết viêm lưỡi bản đồ ở trẻ em

Lưỡi bản đồ là một dạng tổn thương lành...

Hãy nhấn ĐĂNG KÝ để bạn có thể cập nhật tin mới thường xuyên hơn nhé

Vui lòng chọn ngày sinh (*)

Vui lòng điền email (*)

Con bạn có bị
suy dinh dưỡng không?

Vui lòng chọn ngày sinh(*)

Vui lòng chọn giới tính(*)

Vui lòng nhập nhập chiều cao(*)

Vui lòng chọn nhập cân nặng(*)

Bệnh viêm họng ở trẻ và cách điều trị dứt điểm

1931
Viêm họng ở trẻ thực sự không đơn giản như các mẹ nghĩ. Nếu để lâu có thể gây nên nhiều triệu chứng ảnh hưởng lâu dài đến sức...

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy và những điều mẹ cần biết để chăm sóc con

1595
Tiêu chảy là bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh và sẽ rất nguy hiểm cho con nếu mẹ chưa biết những kiến thức nền tảng về loại bệnh...

Các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến dưới 1 tuổi

7009
Trẻ sơ sinh từ 3 tháng đến dưới 1 tuổi. 1. Sốt. Sốt là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nguyên nhân thường...

Bệnh quai bị ở trẻ và biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị kịp thời

2039
Bệnh quai bị ở trẻ nghe thì có vẻ bình thường nhưng thực ra đây là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Nếu không điều trị đúng cách...